KHÁM PHÁ VẺ ĐẸP VỪA CỔ KÍNH VỪA HIỆN ĐẠI CỦA GYEONGBOKGUNG

 

Đôi nét về cung điện Gyeongbokgung

Cung điện Gyeongbokgung (경복궁) hay còn được gọi là Cảnh Phúc Cung. Đây là nơi mà các vị vua thời Joseon đã ở trong suốt thời gian trị vị của mình. Được xây dựng lần đầu tiên vào năm 1395. Gyeongbok (경복) là một từ được dùng trong thơ ca Hàn Quốc. Nó mang ý nghĩa cầu chúc cho nhà vua, con cháu và bách tính sẽ luôn được ban phúc lớn trong thời đại thái bình. Theo địa lý phong thủy, Cung điện Gyeongbokgung được bao quanh bởi núi Namsan (남산) và núi Bugaksan (북악산). Gyeongbokgung đại diện cho sự uy nghiêm và thống trị của triều đại Joseon. Đây được coi là biểu tượng kiến trúc nổi tiếng nhất của xứ sở kim chi. Với diện tích hơn 400.000m2, có 4 cổng để đi vào phía trong sân của cung điện, Sinmumun, Gwanghwamun, Cổng Đông và Cổng trưng bày bảo tàng nghệ thuật dân tộc quốc gia. Hầu hết du khách khi tới thăm cung điện Gyeongbokgung sẽ tham quan các cửa thành và điện chính được xây dựng vô cùng hoành tráng khiến mọi du khách khi tới đều choáng ngợp

Gyeongbokgung kết hợp hài hòa giữa bàn tay con người và thiên nhiên. Khuôn viên vườn cảnh có đình tạ, có hoa cỏ cắt tỉa công phu điển hình cho nghệ thuật vườn cảnh Hàn Quốc. Ngày nay, các nghi lễ diễu binh của ngự lâm quân diễn ra hằng ngày ở cung Cảnh Phúc để diễn lại phần nào phong cảnh huy hoàng của các triều đại vua chúa ngày xưa.

 

   

 

Nên đi tham quan cung điện hoàng gia Gyeongbokgung vào thời điểm nào?

Mỗi mùa trong năm, cung điện Gyeongbokgung lại khoác lên mình một vẻ đẹp khác nhau, tùy theo sở thích của mình mà du khách có thể lựa chọn thời gian ưa thích để tới thăm khu hoàng cung rộng lớn này. Theo đánh giá của người dân địa phương và nhiều du khách khác, mùa xuân và mùa thu là hai thời điểm đẹp nhất để bạn có thể tận hưởng khung cảnh nên thơ của cung điện Gyeongbokgung. Nếu bạn có ý định “săn” hoa anh đào Hàn Quốc thì hãy tới đây vào khoảng tháng 3 đến tháng 5 khi mùa xuân về, Còn nếu bạn muốn ngắm vẻ đẹp cổ kính của cung điện hoàng gia Hàn Quốc ngập trong sắc đỏ của lá phong và sắc vàng của lá ngân hạnh thì hãy tới đây vào những ngày thu tháng 9.

 

   

 

Các khu vực trong cung

Cảnh Phúc cung có diện tích rộng lớn và được chia ra thành nhiều khu gồm: nơi hoạt động triều chính, nơi sinh hoạt và nghỉ ngơi. Các khu vực chính của cung điện gồm: Điện Cần Chính, Quảng Hòa Môn, Khang Ninh Điện, Khánh Hội Lâu, Giao Thái Điện. Trong đó, Điện Cần Chính và Quảng Hòa Môn là trục chính của công trình và các khu vực còn lại sẽ được xây bất đối xứng.

 Điện Cần Chính (근정전): Đây là khu vực đặt ngai vàng của vua và là nơi diễn ra việc thiết triều. Các hoạt động triều chính, đón tiếp các sứ   thần từ các nước khác điều được diễn ra trong điện này. Điện Cần Chính cũng là nơi có diện tích lớn nhất và cao nhất trong các khu vực tại   cung điện.

 Quảng Hòa Môn (광화문): Đây là khu vực cổng chính của Cành Phúc cung. Lớp mái của cổng được thiết kế hai tầng và có 3 cửa tò vò.   Phần cửa ở cũng là phần cửa cao nhất chính là phần lối đi dành cho vua còn hai cửa còn lại là dành cho các vị quan. Điểm đặc biệt của   chiếc cổng này là trên mái có treo thêm một quả chuông lớn để thông báo thời gian diễn ra trong ngày.

Khanh Ninh Điện (강녕전): Đây chính là nơi nghỉ ngơi của các vị vua. Điện khá lớn và rộng 9 gian. Khu vực mà vua nghỉ ngơi là gian chính điện cũng là nơi có diện tích lớn và uy nghi nhất trong điện này. Các gian sẽ có hệ thống sưởi nằm ở hai bên, có sàn được lát bằng ván gỗ và phía trước các gian là các bậc đá được xếp cao.

 Khánh Hội Lâu (경회루): Nằm giữa hồ sen nhân tạo, Khánh Hội Lâu được xem là nơi đẹp nhất trong cung điện Gyeongbokgung nổi tiếng này. Địa điểm này chính là nơi diễn ra các buổi yến tiệc trong cung vào những dịp như tiếp đãi các sứ thần, tổ chức tiệc khi quốc gia có chuyện đại sự, ban thưởng hoặc làm lễ cầu mưa,…

 Giao Thái Điện (교태전): Ngôi điện này chính là chỗ ở của Vương hậu với một khu vườn thượng uyển cực xinh đẹp nằm phía sau. Khu  vườn này có cột hình lục giá được điêu khắc tỉ mỉ để tạo nên những hình ảnh lân phượng, chim chóc và hoa lá cực kỳ đẹp mắt và tinh xảo. Nơi đây còn có rất nhiều loài hoa khác nhau tạo nên một khung cảnh thơ mộng, hữu tình.

 Tu Chính điện (수정전): một ngôi điện nằm ở phía nam của Gyeonghoeru, được xây dựng vào năm 1867 và được sử dụng bởi nội các của   triều đại Joseon.

 

Bảo tàng Cố cung Quốc gia

Đây là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa đặc sắc của triều đại Joseon. Tham quan khu bảo tàng này, bạn sẽ được khám phá 5 phân khu sau:

Khu lưu trữ văn hóa và biểu tượng của triều đại Joseon

  • Khu lưu trữ các hoạt động tôn giáo
  • Khu lưu giữ các công trình hoàng gia
  • Khu bảo tồn các giá trị khoa học
  • Khu ghi chép cuộc sống của hoàng cung

 

Bảo tàng Dân gian Quốc gia Hàn Quốc

Đây là nơi trưng bày và lưu giữ nhiều tư liệu, hiện vật quan trọng, liên quan tới văn hóa dân gian Hàn Quốc. Khi tham quan bảo tàng Dân gian Quốc gia, bạn sẽ được chiêm ngưỡng hơn 400 hiện vật văn hóa sống động. Qua đó, du khách sẽ hiểu hơn về tín ngưỡng văn hóa dân gian của Hàn Quốc.

 

   

 

Những hoạt động thú vị khi tham quan cung điện Gyeongbokgung

– Chiêm ngưỡng nghi lễ đổi gác tại cung điện: Nghi lễ đổi gác tại cung điện Gyeongbokgung tái hiện lại hoạt động đổi lính canh hoàng gia trong cung điện thời xưa. Nghi thức này được thực hiện tại cổng thành chính của cung điện Gyeongbokgung, tập hợp rất nhiều “lính gác” thực hiện diễu quân đổi gác trong khoảng 15 phút.

– Thưởng thức ẩm thực cung đình và xem biểu diễn âm nhạc truyền thống: Khi đã đến cung Gyeongbokgung, bạn không thể bỏ qua phòng Sojubang (소주방). Tại đây bạn sẽ được thức Surasang – bàn ăn hoàng gia tái hiện lại 12 món ăn hằng ngày mà vua thời Joseon đã dùng. Bên cạnh đó bạn còn được xem biểu diễn nhạc truyền thống Hàn Quốc. Với sự kết hợp giữa thưởng thức món ăn cùng xem biểu diễn âm nhạc sẽ mang lại cho bạn cảm giác như đang được tham dự vào một buổi yến tiệc của triều đại Joseon.

– Chụp ảnh trong trang phục truyền thống Hanbok: thuê Hanbok của cả nam và nữ ở cung điện là trải nghiệm được nhiều du khách mong chờ nhất khi tới Hàn Quốc. Bạn sẽ có những bức ảnh vô cùng ý nghĩa, mãi ghi lại khoảnh khắc được trở về với Hàn Quốc xưa, đắm chìm trong những giá trị truyền thống đặc sắc.